Điều kiện mở phòng khám nha khoa răng hàm mặt

Ngày đăng: 18/12/2023 Chia sẽ bởi: Trung Cấp Y 1 Chuyên mục: Bài viết nổi bật,Ngành đào tạo,Thông tin thông báo,Tin hướng nghiệp Lượt xem: 273 lượt

Theo quy định của pháp luật, để được mở phòng khám nha khoa răng hàm mặt phải là bác sĩ và có chứng chỉ hành nghề đúng chuyên môn răng hàm mặt. Vậy đối với trường hợp là y sĩ nha khoa sẽ như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Điều kiện mở phòng khám nha khoa răng hàm mặt ?

Y sĩ nha theo quy định KHÔNG được mở phòng khám nha khoa. Để được mở phòng khám nha khoa răng hàm mặt phải là bác sĩ và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký (nội dung sẽ được làm rõ ở phần 2).

Theo đó, nếu y sĩ nha khoa muốn mở phòng khám nha khoa răng hàm mặt thì bắt buộc phải tiếp tục chương trình đào tạo, đạt được bằng cấp tương đương với trình độ, cấp độ của bác sĩ và có chuyên môn răng hàm mặt mới được mở phòng khám.

Điều kiện mở phòng khám nha khoa răng hàm mặt
Điều kiện mở phòng khám nha khoa răng hàm mặt

Tuy nhiên, đối với trường hợp y sĩ hoặc bác sĩ không đúng chuyên khoa răng hàm mặt thì dù đã được cấp chứng chỉ hành nghề thì vẫn không được mở phòng khám nha khoa răng hàm mặt.

Để trả lời cho câu hỏi Y sĩ nha khoa có được mở phòng khám nha khoa răng hàm mặt không? Cần dựa theo điều 4 và điều 6, chương II thông tư Số: 35/2019/TT-BYT quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề mở phòng khám nha khoa răng hàm mặt:

  • Điều 4. Phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề là bác sĩ
  1. Người hành nghề là bác sĩ có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong trường hợp vượt quá năng lực chuyên môn.
  2. Người hành nghề là bác sĩ có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa tương ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và sơ cứu, cấp sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
  3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận và năng lực của người hành nghề là bác sĩ để giao cho người hành nghề bằng văn bản được thực hiện các chuyên môn kỹ thuật cụ thể tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mình phụ trách.
  • Điều 6. Phạm vi hoạt động chuyên môn của y sĩ
    Người hành nghề là y sỹ tại tuyến xã được phép tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sỹ, bác sỹ y học dự phòng, y sỹ.

Hồ sơ đào tạo ngành y hệ cao đẳng gồm.

1: Bằng, bảng điểm văn bằng thứ nhất hoặc bằng , học bạ tốt nghiệp trung học phổ thông công chứng mỗi loại ( 02 bản )
2: Hộ khẩu công chứng ( 02 bản )
3: Giấy khai sinh (02 bản )
4: Chứng minh nhân dân ( 02 bản)
5: Giấy khám sức khỏe (01 bản )
6: 4 ảnh 4*6
7:Sơ yếu lý lịch có xác nhận dấu địa phương hoặc hoặc cơ quan làm việc
Với trung cấp thêm
8:Phiếu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp

Chi tiết liên hệ: Trường trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng

– Tại Tp HCM: Số 168 Bis Phan Văn Trị- P5- Q. Gò Vấp- Tp HCM ( Trong cục trung tâm Y tế Dự Phòng quân Đội Phía Nam).

Mọi chi tiết liên hệ : Ban tư vấn tuyển sinh Cô Vân 0978 960 986 _ 0933 960 986
Lưu ý: Các em liên hệ trước với ban tư vấn tuyển sinh để được hướng dẫn hỗ trợ tốt nhất

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

    Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin nhà trường sẽ gọi điện giải đáp thắc mắc và hướng dẫn thủ tục nhập học

    Bài viết liên quan

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    - 0978960986
    - 0933960986
    TẢI HỒ SƠ